Thoát khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ chế độ ăn uống và lối sống
1. Thực phẩm giúp chữa bệnh gan nhiễm mỡ
2. Chọn đúng chất béo
Các tế bào sử dụng glucose (là một loại đường) để tạo năng lượng. Insulin giúp đưa glucose từ thức ăn được tiêu hóa vào tế bào. Những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ thường có một tình trạng gọi là kháng insulin. Điều đó có nghĩa là cơ thể tạo ra insulin nhưng không sử dụng nó một cách hiệu quả. Glucose tích tụ trong máu và gan biến thành mỡ.
Một số chất béo trong chế độ ăn uống có thể giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn. Điều đó có nghĩa là các tế bào có thể hấp thụ glucose và gan không cần tạo và lưu trữ chất béo. Đó là các chất béo như: Axit béo omega-3, được tìm thấy trong cá, dầu cá, dầu thực vật, các loại hạt (đặc biệt là quả óc chó), hạt lanh và dầu hạt lanh, và rau lá. Chất béo không bão hòa đơn trong các nguồn thực vật như ô liu, các loại hạt và bơ.
Dầu thực vật chứa axit béo omega-3
3. Thực phẩm hại gan cần tránh
4. Bổ sung cho sức khỏe gan bằng các chất chống oxy hóa
Các tế bào bị hư hại khi các chất dinh dưỡng không được phá vỡ đúng cách. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ chất béo trong gan. Nhưng các hợp chất được gọi là chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ các tế bào khỏi vấn đề này. Chất oxy hóa có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm như cà phê, trà xanh, tỏi sống, trái cây, đặc biệt là quả mọng, rau, Vitamin E. Dầu có nguồn gốc thực vật lỏng với chất béo không bão hòa đơn, như dầu ô liu hoặc dầu canola.
Dầu oliu chứa chất chống oxy hóa
5. Các thực phẩm bổ sung tốt cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ
Vitamin D nên được ưu tiên trong chế độ ăn kiêng với những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Thực tế, cơ thể bạn tạo ra vitamin D khi chúng ta ở ngoài nắng và cơ thể cũng có thể có nó trong một số sản phẩm sữa, vì thế những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ có thể sử dụng các loại sữa, tuy nhiên nên chọn sữa ít béo vì chúng có ít chất béo bão hòa.
Mức độ Kali thấp có thể liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Kali thường có trong các loài cá như cá hồi và cá mòi. Nó cũng có trong rau bao gồm bông cải xanh, đậu Hà Lan, khoai lang và các loại trái cây như chuối, kiwi và quả mơ. Thực phẩm từ sữa, như sữa và sữa chua cũng có nhiều kali.
6. Tránh uống rượu
Hạn chế tối đa việc uống rượu
7. Giảm cân
8. Tập thể dục cho gan khỏe mạnh
Tập thể dục nhịp điệu có thể cắt giảm lượng chất béo trong gan. Tập luyện nặng cũng có thể làm giảm viêm. Các bài tập rèn luyện sức đề kháng hoặc sức mạnh, như nâng tạ, cũng có thể cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ. Đặt mục tiêu tập thể dục nhịp điệu từ trung bình đến cao từ 30 đến 60 phút trở lên trong ít nhất 5 ngày một tuần và luyện tập sức mạnh từ trung bình đến cao cấp 3 ngày một tuần.
9. Giảm cholesterol
Giữ cho gan khỏe mạnh bằng cách giữ cho cholesterol và chất béo trung tính (chất béo trong máu) ở mức khỏe mạnh. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, có nguồn gốc thực vật, tập thể dục thường xuyên và uống thuốc nếu bác sĩ kê đơn. Điều này có thể giúp kiểm soát cholesterol và chất béo trung tính để gan trở nên khỏe mạnh hơn.
Khi đời sống con người càng phát triển thì lối sống cũng như chế độ ăn uống có nhiều thay đổi khiến tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng cao. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát từ chế độ ăn uống và lối sống, duy trì chế độ luyện tập thể thao để nâng cao sức đề kháng và tăng chuyển hóa của tế bào gan. Người bệnh cần tập luyện thể dục thể thao hợp lý để giữ cân nặng ở mức chuẩn. Ngoài ra, người bệnh mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện xử lý các bệnh về gan.